Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng để duy trì lối sống lành mạnh. Nhưng có những yếu tố phụ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, vậy nên và không nên mặc gì khi ngủ để có giấc ngủ ngon?
1. Bỏ áo ngực
Nhiều người vẫn có thói quen mặc áo ngực khi ngủ do quan niệm mặc áo ngực có thể giúp ngăn việc chảy xệ vòng 1. Đây là hành động, quan niệm sai lầm phổ biến làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Trước hết là do, áo ngực sẽ cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Áo ngực bóp chặt các khu vực xung quanh cơ hoành và gây áp lực không cần thiết lên ngực dẫn đến khó thở suốt đêm.
Ngoài ra, áo ngực có gọng, dây đai và móc có thể đâm vào da, làm tì vết và thậm chí gây ra các u cục. Mặc áo ngực khi ngủ cũng làm tăng khả năng bị nhiễm trùng nấm, nhất là trong khí hậu ẩm ướt.
2. Nên mặc đồ rộng
Có thể đồ bó sát sẽ làm bạn khoe được cơ thể nhưng không thích hợp để mặc đi ngủ mỗi đêm. Thực tế, những đồ bó sát sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trước hết là tác động tiêu cực đến lưu thông máu, gây cản trở quá trình thở trong suốt đêm.
Ngoài ra, làn da cũng cần phải thở, chính vì vậy, việc mặc quần áo bó sát sẽ có thể dẫn kích ứng da và thậm chí nhiễm trùng do mồ hôi không thoát được. Hãy lựa chọn đồ ngủ nam phù hợp để có giấc ngủ thoải mái nhất.
3. Nên tẩy trang triệt để
Một số chị em cho rằng không trang điểm sẽ thiếu hấp dẫn, nhưng thực tế, trang điểm cả khi ngủ không phải là cách có thể tăng thêm hấp dẫn mà lại gây hại cho cơ thể.
Nếu khi ngủ, bạn không bỏ hết các lớp trang điểm thì bụi bẩn và dầu sẽ tích tụ trên khuôn mặt, sau đó sẽ khó rửa sạch, dẫn đến các lỗ chân lông bị bị kín, da nổi mụn.
Hơn nữa, đối với những chị em có làn da dễ bị nổi mụn, điều này có thể gây tác hại trầm trọng hơn nhiều vì mỹ phẩm có chứa các thành phần khiến da có nguy cơ bị phát ban và gây phản ứng dị ứng.
Trước khi ngủ, tốt nhất bạn nên loại bỏ các lớp phấn son trang điểm, rửa mặt thật sạch, giữ cho da sáng bóng, ngăn ngừa lão hóa sớm.
4. Không mặc quần "chíp"
Với suy nghĩ đi ngủ không mặc quần lót sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng mặc đồ lót đi ngủ thực sự không có lợi cho sức khỏe.
5. Ngủ "trần"
Ngủ không cần mặc quần áo có thể giúp giảm nhiệt độ của cơ thể, nâng cao chất lượng giấc ngủ và làm giảm mất ngủ trong đêm.
6. Đi tất chân
Trong thực tế, đi tất làm nóng bàn chân là cách làm giảm huyết áp và để cơ thể dễ chìm sâu vào giấc ngủ nhất. Ngoài ra, đi tất chân cũng ngăn ngừa các vết nứt và khô.
7. Mặc đồ ngủ chất liệu cotton
Đầu tiên, cotton là chất cực kỳ mềm mại, thoải mái và trọng lượng nhẹ, là một sự lựa chọn lý tưởng cho một đêm ngon giấc. Hơn nữa, đồ ngủ, đồ lót nam chất cotton cũng làm cho da dễ thở, ít gây phát ban, dị ứng.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người thường bị lạnh về đêm hoặc ngủ trong môi trường mát mẻ thì mặc chất cotton chưa hẳn là lựa chọn đúng đắn vì có thể bị lạnh, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
8. Mặc đồ sạch sẽ
Khi bạn không giặt quần áo thường xuyên thì cơ thể sẽ bị nguy hại vì hàng triệu tế bào da cũng như mồ hôi toát ra từ cơ thể không bị loại bỏ sẽ tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm khuẩn.
9. Cởi bỏ hết trang sức
Có thể bạn thích đôi bông tai hay muốn đeo nhẫn cưới mọi lúc mọi nơi, nhưng đeo trang sức khi ngủ không phải là ý tưởng tốt.
Trong thực tế, đeo đồ trang sức ban đêm có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng từ các nguyên liệu của đồ trang sức. Và nếu bạn nhạy cảm với kim loại, thì càng không nên đeo trang sức khi ngủ. Bên cạnh đó, đeo trang sức có thể khiến bạn vô tình bị xước hoặc bầm tím da khi đè nén vào.
10. Tóc gọn gàng
Để tóc gọn gàng khi ngủ có nhiều lợi ích: Giảm thiểu khả năng tóc xoăn cứng và tóc gãy do cọ xát vào gối trong khi ngủ. Nếu tóc dài thì giữ tóc gọn gàng cũng là cách bảo vệ tóc bạn khỏi tác hại không cần thiết và giảm nguy cơ chẻ ngọn.
Trùm khăn lụa phủ tóc có thể giúp tóc luôn mịn màng và mềm mại, không bị khô do tiếp xúc với không khí đêm. Hơn nữa, trùm phủ tóc có thể giảm tình trạng tóc rối khi ngủ dậy.
11. Nút tai và bịt mắt
Có nhiều yếu tố bên ngoài có thể cản trở giấc ngủ như tiếng ồn hay ánh sáng quá chói. Bạn có thể phải đối mặt hàng đêm. Thực tế, chỉ cần đeo bịt mắt và nút tai cũng sẽ làm cho khả năng bị rối loạn giấc ngủ ít hơn và giấc ngủ sâu hơn.
12. Dùng máy theo dõi giấc ngủ
Bạn đã bao giờ tự hỏi về chất lượng giấc ngủ? Nhờ những tiến bộ công ng