Calories (được nói ngắn gọn là calo) là đơn vị để tính hàm lượng năng lượng trong các loại thức ăn được đưa vào cơ thể. Tất cả các loại thức ăn (trừ nước lọc) đều chứa 1 lượng calo nhất định tùy thuộc vào 3 chất đó là:
1g Tinh bột (carb): 4 calo
1g Đạm (protein): 4 calo
1g Chất béo (Fat): 9 calo
1g Cồn: 7 calo
Như vậy, với các loại thức ăn khác nhau sẽ có lượng calo khác nhau do hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Những điều nên biết về calo
1. FDA cho phép chênh lệch calo lên đến 20%
Đây là điều mà không phải ai cũng biết và con số 20% là rất lớn.
Ví dụ nếu bạn mua 1 thanh protein bar và nó ghi là 250 calo thì khả năng calo thực của nó là tới 300calo.
Cách duy nhất để kiểm soát lượng calo mà bạn ăn vào là bạn tự nấu, nhưng đây lại là cách không khả thi với hầu hết mọi người.
Như vậy, khi sử dụng các loại thức ăn đóng gói sẵn thì bạn hãy luôn để ý lượng calo đó và ghi chép lại ngoài ra thì cũng có thể tin vào bản năng chọn đồ ăn của bạn và thông minh hơn trong quá trình chọn lựa đồ ăn ha.
Nếu thông tin dinh dưỡng trên bao bì là chính xác với những gì bạn nhân thấy thì tốt. Ngược lại, nếu bạn nghi ngờ thì có thể thử cân rồi tính thử xem nó có sai số nhiều hay không nhé.
Tự nấu ăn vẫn luôn là cách tốt nhất để kiểm soát lượng calo, nó không phức tạp như bạn nghĩ, nhiều công thức nấu ăn chỉ có 2-3 nguyên liệu thậm chí là ít hơn.
2. Thức ăn ghi "0 calo" vẫn có thể chứa calo
Thêm 1 bài học nữa là không hẳn tin hoàn toàn vào bảng thành phần dinh dưỡng trên các nhãn dán vì FDA cũng cho phép các sản phẩm có dưới 5 calo mỗi khẩu phần thì được phép ghi là 0 calo. Do vậy1 sản phẩm ghi 0 calo hoàn toàn có thể chứa tới 4 calo đấy.
Mặc dù 4 calo có vẻ không có gì ghê gớm lắm nhưng nếu bạn tiêu thụ món ăn đó nhiều thì đó lại là một vấn đề cần quan tâm. Khi bạn sử dụng các chất tạo ngọt, loại dầu ăn dạng xịt hoặc các loại bơ không calo thì hãy cân nhắc tính thêm 1 ít calo cho nó nhé.
3. Không phải tập luyện mới đố cháy calo
Thực tế lượng calories được đốt cháy thông qua tập luyện chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với việc đốt cháy calo qua các hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Điều đó có nghĩa, tập luyện không phải cách duy nhất để đốt cháy calo. Ngay cả khi bạn nằm ngủ,thở, đọc sách…. thì calo cũng liên tục được đốt cháy như vào sự trao đổi chất của cơ thể.
Để biết tỉ lệ trao đổi chất của cơ thể ở mức bao nhiêu calo thì bạn chỉ cần tính chỉ số BMR là sẽ biết ngay.
4. Nếu cắt giảm quá nhiều calo, bạn cũng sẽ ngừng giảm cân thêm
Chúng ta đều được biết là, muốn giảm cân thì phải cắt giảm calo. Nhưng việc cắt giảm calo 1 lúc quá nhiều thì lại là 1 tác nhân khiến việc giảm cân bị dừng lại.
Lý do là khi bạn giảm đột ngột 1 lượng lớn calo thì nó sẽ làm cho cơ thể bật báo động và bật “chế độ đói” của cơ thể. Chế độ này sẽ làm giảm mức trao đổi chất của cơ thể xuống thấp nhất để cố gắng duy trì lượng mỡ của cơ thể càng nhiều càng tốt để bảo tồn năng lượng và kéo dài sự sống trước khicó thức ăn trở lại.
Việc này khiến cho việc giảm cân không còn hiệu quả nữa và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngưỡng calo thấp khác nhau ở từng người, nhưng hầu hết các chuyên gia nhận định, mức calo thấp hơn 1200 calo/ngày là 1 chế độ ăn tự giết bản thân. Vì vậy, dù muốn giảm cân nhanh đến mức nào đi chăng nữa, cũng không được cắt giảm calo 1 lúc quá nhiều nhé.
5. Trừ đi 20% lượng calo hiển thị trên máy tập
Các loại máy tập thể dục đặc biệt là các loại máy tập cardio thường ghi lượng calo đốt đi được cao thêm khoảng 20% (kết quả nghiên cứu của đại học San Francisco’s Human Performance Center). Việc này có thể là do nhà sản xuất làm vậy để kích thích các bạn tập máy nhiều hơn thay vì tập các loại thiết bị khác.
Việc tập thể dục với các máy tập không có gì sai, nhưng đừng bao giờ tin hoàn toàn vào các con số calo mà các thiết bị này cho bạn thấy nhé.
Sự khác nhau giữa calories và calorie
Bạn chắc đang nghĩ mình đang viết sai chính tả vì 2 từ y chang nhau mà, có khác gì đâu đúng không, nhưng khoan, hãy đọc tiếp xuống dưới đã nào.
Với tiếng Việt của chúng ta chỉ nói ngắn gọn là Calo cho nên mặc định chúng ta đều có thể hiểu nó đang nói về cái gì. Nhưng nếu bạn đọc 1 tài liệu nào đó bằng tiếng Anh thì phải chú ý thật kĩ cách họ viết nhé.
Về bản chất, calorie là đơn vị của năng lượng, nó tồn tại 2 dạng chính là:
- Small calorie (hay Calorie nhỏ ký hiệu là cal) được định nghĩa là năng lượng cần để làm cho 1 gram nước tăng lên 1 độ C thường được dùng trong vật lý và nghiên cứu
- Large calorie hoặc kilogram calorie (calorie lớn ký hiệu là cal hoặc kcal) được định nghĩa với 1 thứ quen thuộc với chúng ta là năng lượng trong thức ăn và được định nghĩa theo kilogram chứ không phải gram. 1 kilocalorie (kcal) = 1000 small calories
Với hệ thống SI (hệ thống đơn vị quốc tế) thì người ta thay thế sử dụng calorie bằng jun (tên đầy đủlà joules), 1 calorie nhỏ xấp xỉ 4.2 joules và một calo lớn bằng 4.2 kilojoules.
Hiện nay, Calories được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán năng lượng thực phẩm hơn. Tuy nhiên,có 1 chỗ các bạn cần lưu ý:
1 Calorie = 1000 calories = 1 Kilocalorie (kcal)
Tùy vào hoàn cảnh của tài liệu bạn đang đọc mà có thể từ Calories người ta ghi không phải là calo trong thức ăn như bạn nói và nó đang nói về đơn vị năng lượng trong vật lý đó nha.
Hi vọng bài viết về Calories là gì đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị. Chúng ta sẽ tiếp tục các bài viết về những chủ đề mới vào lần sau, nhớ theo dõi nhé.