1.Tay chân run rẩy
Vào một ngày đẹp trời, sau khi thực hiện xong bài Squat thường ngày, bạn quyết định nâng tầm thử thách của mình bằng việc Squat với một chân, thế nhưng, mới chỉ thực hiện được một lần, bạn cảm thấy chân mình như vừa bị điện giật. Sau đó, chân của bạn run rẩy không ngừng mặc dù bạn đang cố gắng thả lỏng.
Rất nhiều lí do có thể gây ra điều này. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do bạn đã quá thúc ép bản thân, đồng thời cũng có thể do đường huyết quá thấp. Để giải quyết tình trạng này, hãy ăn trước khi tập luyện để phòng tránh việc bị hạ đường huyết bất ngờ. Nếu triệu chứng này kéo dài đến tận vài tiếng, bạn nên đi gặp bác sĩ!
2. Chóng mặt
Nếu bạn bị chóng mặt, đừng đổ tội cho cái tạ 50 pound mà bạn vừa tập. Cũng giống như triệu chứng đầu tiên, chóng mặt có thể là do tác động của nhiều yếu tố. Có thể là do bạn bất ngờ nghiêng người khiến cơ thể mất thăng bằng, hay là do việc thiếu nước gây giảm lưu lượng máu, hoặc cũng có thể là nguyên nhân của việc thể tích máu thấp.
Khi gặp tình trạng này, lập tức dừng tập và uống nước. Bạn có thể tìm đến một nhà vật lý trị liệu để có thể chữa trị và tham khảo ý kiến mỗi khi bị chóng mặt. Thế nhưng, nếu như bạn là một người khỏe mạnh và thường xuyên thấy chóng mặt trong vài phút hoặc lâu hơn, hãy đi khám ngay, bởi đó có thể là dấu hiệu của việc tim bạn đang có vấn đề đó!
3. Nôn mửa
Việc bạn bị nôn mửa khi đang tập không phải là dấu hiệu bình thường. Lí giải cho điều này, việc bạn ăn không đúng thứ vào đúng thời điểm có lẽ là câu trả lời rõ ràng nhất. Đồng thời, một lí do khác dẫn tới nôn mửa đó là việc lạm dụng Vitamin với một cái bụng trống không. Đồng thời, việc sử dụng các loai thuốc khác cùng với Vitamin bổ sung cũng có thể khiến mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nếu bạn không muốn lặp lại trải nghiệm không lấy gì làm vui này, chỉ sử dụng Vitamin sau khi đã ăn cái gì đó, thường là sau bữa sáng hoặc bữa trưa. Nếu bạn thường xuyên bị nôn mửa trong khi tập, hãy lùi thời gian bữa ăn tiền luyện tập về 3 tiếng trước khi tập nếu đó là thức ăn dạng rắn. Nếu bạn muốn một bữa ăn dễ tiêu, nhanh gọn, hãy thử các loại thực phẩm dạng lỏng chứa nhiều Carb và Protein và sử dụng chúng trước khi tập từ 30 đến 60 phút.
4. Ợ nóng
Một điều hiển nhiên đó chính là việc “tu” hết một chai nước 20 ounce trước khi tập Decline Chess Press không phải là một ý tưởng thông minh cho lắm. Chúng ta đều có những lúc bị trào ngược do các hoạt động thể chất, điều đó là hoàn toàn bình thường. Kể cả những người không hề có vấn đề tiêu hóa cũng sẽ trải nghiệm điều này nếu ăn hoặc uống quá gần giờ tập.
Thay vì…một ngụm hết cả chai, hãy uống từng hớp nước nhỏ trong suốt quá trình tập, đồng thời đợi ít nhất 1 tiếng sau khi ăn trước khi đến phòng gym. Nếu như ợ nóng còn đi kèm với tức ngực, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi chúng có thể là điềm báo cho một cơn đau sau này.
5. Đau một bên người
Triệu chứng này thường xảy ra đối với những người chạy bộ. Thường được biết đến với cái tên “hội chứng ETAP”, cơn đau có thể xảy đến bất cứ lúc nào, làm tê liệt khả năng vận động của bạn. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này chính là việc tư thế chạy không tốt, đồng thời cũng do tập quá nhiều gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh hai bên hông.
Đối với việc chạy bộ, việc chạy đúng tư thế là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn cho bạn. Đồng thời, bạn cũng nên thử điều chỉnh nhịp thở của mình đúng cách khi chạy, như việc đồng bộ nhịp thở với mỗi nhịp chân. Các phương pháp trên sẽ giúp ảnh hưởng của ETAP biến mất dần theo thời gian cũng như cải thiện hiệu quả chạy bộ của bạn.